Chủ một căn nhà vừa xây xong gọi điện đến cho chúng tôi hỏi rằng: “Tại sao toàn bộ cửa trong nhà anh là gỗ rất tốt, sang trọng và bền chắc. Nhưng sau tại sao sau một thời gian sử dụng, cánh cửa trên sân thượng đã bị vênh, và không khít với nhau như ban đầu nữa?”.
Nhân viên tư vấn dịch vụ sửa nhà tại tphcm của chúng tôi xin trả lời theo kinh nghiệm sửa nhà của chúng tôi: “Gỗ là một loại vật liệu tự nhiên có tính chất nở ra khi ngấm nước, co lại khi gặp thời tiết khô nóng. Bởi vậy, do gia chủ đặt cửa gỗ trên sân thượng mà gặp phải thời tiết như ở TPHCM – nắng nóng nhiều thì sẽ làm cánh cửa của gia chủ bị co lại và dẫn đến hiện tượng cong vênh như trên”.
Để giảm bớt rủi do cho những trường hợp sử dụng cửa không đúng cách, Chúng tôi xin khuyến cáo:
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp sử dụng cửa không phù hợp, vừa lãng phí, vừa không đảm bảo công năng. Thị trường hiện nay có nhiều chủng loại dùng cho nhà ở như gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, sắt, nhôm, kính, nhựa. Mỗi dạng có tính năng, ưu, khuyết điểm và giá cả khác nhau.
1. Ưu, khuyết điểm của các loại cửa
Cửa gỗ tự nhiên:
Cách âm, nhiệt tương đối, có giá cao nhất và là chủng loại sang đẹp hơn cả trong “thế giới cửa”. Khi dùng, gỗ cần được sấy tẩm đúng mức để tránh mối mọt và cong vênh. Nên phủ lớp sơn PU trong để bảo quản mà vẫn thấy được sắc màu và vân gỗ tự nhiên.
Gỗ nhân tạo:
Có những tính năng tương tự cửa gỗ tự nhiên nhưng cần lưu ý phần khung xương bên trong. Tránh dùng gỗ tạp chưa qua tẩm sấy vì cửa sẽ xuống cấp nhanh bởi khả năng chịu lực của loại cửa này do chính phần khung bên trong quyết định.
Cửa sắt:
Thường dùng gắn phía ngoài nhà, vững chắc và chịu được khí hậu khắc nghiệt; có thể bảo trì bằng sơn chống gỉ hay sơn mới. Ưu điểm của loại này là rẻ, dễ chế tác kiểu dáng vì sắt mềm, uốn được.
Cửa kính:
Rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát, thuận lợi cho phòng lạnh cần cách âm, nhiệt. Nhưng cửa kính khá đắt tiền, lại dễ vỡ và độ an toàn thấp.
Cửa nhôm:
Nhẹ, bền, không bị gỉ lại sạch sẽ. Cửa nhôm giả gỗ có kết cấu bằng những thanh nhôm hộp dày, khắc phục được vài màu đơn điệu của nhôm nhờ sơn tĩnh điện. Tuy nhiên giá thành loại này cao và khả năng tạo hoa văn khó khăn hơn cửa sắt.
Cửa nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ cháy và dễ trầy xước. Tuy nhiên, cửa nhẹ, chịu nước tốt, giá rẻ và kiểu dáng cũng đa dạng.
2. Dùng cửa cho đúng chỗ
Cửa gỗ:
Thích hợp lắp đặt nội thất nhưng vẫn có thể gắn ở phía ngoài với điều kiện bảo trì thường xuyên bằng vécni hay PU. Kích thước cửa phòng trong nhà thường có bề ngang từ 75 đến 87,5 cm (một cánh), cao từ 2 đến 2,2 m. Nếu làm hai cánh thì cánh loại nhỏ chừng 40 cm, cánh loại lớn khoảng 85 cm. Nếu chiều cao cửa từ 2,6 m trở lên, cần có cánh chớp phần trên khoảng 40 cm.
Cửa gỗ cách điệu được nhiều kiểu dáng hay lạ nhờ chia ô và nẹp chỉ viền, ngoài ra còn kết hợp tốt với kính. Cửa vòm tò vò chỉ thích hợp với lối kiến trúc cổ của phương Tây, nhà có nhiều hoa văn trang trí. Cửa gỗ, nhất là gỗ nhân tạo thường được sơn phủ nhiều màu nên cần chọn màu sắc hài hòa và hợp lý, giữ được màu nguyên thủy của gỗ.
Cửa nhôm:
Thường được kết hợp với kính các loại. Dạng cửa nhôm giả gỗ đang được nhà xây dựng chuộng do nhẹ, vững chắc mà vẫn tạo màu và dáng dấp như cửa gỗ.
Cửa sắt:
Thường bao ngoài nhà, kích thước 80-90 cm (một cánh), cao 2-2,2 m, phía ngoài có thể cao 2,6 m. Nếu hai cánh thì chọn bề ngang chừng 1,2-1,3 m, loại 4 cánh không nên quá 1 m cho một cánh.
Cửa kính:
Dày trên 10 ly, loại không có khung thích hợp trang bị ở phòng khách hoặc phân chia các gian nhà. Cửa này có tác dụng đưa tầm bao quát rộng, có thể có cảm giác “nối” các không gian với nhau và làm rộng căn nhà ra. Ví dụ, từ phòng khách, phòng ngủ trông ra vườn, hay từ phòng ăn trông sang phòng khách… Kích thước cửa kính thường rộng, có thể lan đến tận trần phòng hay vách nhưng khuôn cửa chỉ vừa đủ ra vào.
Cửa nhựa:
Tiện đặt nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, ví dụ như nhà vệ sinh. Có loại nhựa giả gỗ, tương đối đa dạng, có thể dùng cho các căn phòng khác. Kích thước lắp đặt thường từ 62,5 đến 80 cm, cao 2-2,2 m. Nếu trang bị cho các phòng trong nhà thì nên dùng loại có bề ngang lớn hơn như cửa gỗ, nhôm thông thường.
Bên trên là một số điều cần biết về các loại cửa mà các gia chủ nên biết để có phương án lựa chọn loại cửa phù hợp và đặt vào từng vị trí cho phát huy hết công năng sử dụng và tiết kiệm chi phí tối đa.
Nếu quý gia chủ cần tư vấn thêm về thiết kế nhà và sửa chữa nhà cửa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0933 248 386 (Mr Biên) để được hỗ trợ nhanh nhất hoàn toàn miễn phí.
Bài tham khảo:
Một số điểm lưu ý khi xây nhà, sửa nhà, sơn nhà diện tích nhỏ