Cách xử lý vết nứt trần nhà

17:36 | 03/09/2014

Thông thường, khi trần nhà của bạn bắt đầu xuất hiện các vết nứt thì các bạn thường tìm kiếm các bài viết về kinh nghiệm sửa nhà. Sau đó sẽ tìm đến bài viết cách xử lý vết nứt trần nhà để tự xử lý vết nứt trần nhà mình cho tiết kiệm chi phí.

Đầu tiên chúng tôi xin khuyến cáo trần nhà là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên vẻ hoàn thiện cho căn phòng của bạn. Khi trần nhà bị nứt thật sự gây nguy hiểm cho cả gia đình bạn,nếu không khắc phục kịp thời có thể gây tai nạn chết người. Để tránh những sai lầm không đáng có, bạn nên tìm một dịch vụ sửa nhà chuyên nghiệp để xử lý vết nứt này.

Cách xử lý vết nứt trần nhà

Cách xử lý vết nứt trần nhà

1. Nguyên nhân gây nứt trần nhà

Do khí hậu

Thường dưới tác dụng khí hậu, trần nhà có thể bị nứt.

Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở TPHCM thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tùy theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh.

Do nền móng

* Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn:

Do tải trọng

Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt. Bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.

* Quan hệ tải trọng – thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp, tăng độ cứng sàn.

* Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến

* Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.

* Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng biện pháp gia cố bằng đặt “dầm chìm” nhưng vẫn có hiện tượng nứt.

Do bê tông

* Bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.

* Do quá trình thi công để mạch ngừng (2 lần đổ bê tông khác nhau, chất lượng bê tông khác nhau, vết nứt kéo dài qua sàn theo phương mạch ngừng.

* Nứt do biến dạng toàn nhà (do nhà dạng ống quá dài), ở trường hợp này có thể có kèm theo nứt tường.

* Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)

* Chất lượng bê tông trong quá trình thi công:

* Mác bê tông không đủ.
* Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
* Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
* Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).
* Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
* Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
* Bảo dưỡng bê tông chưa tốt.

Do cốt thép

Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.

* Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng

* Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.

* Nối buộc không cẩn thận.

* Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ

* Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ,:

* Thiếu lớp bê tông bảo vệ:
* Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2 lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.

* Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;

2. Các biện pháp sửa chữa trần nhà bị nứt

Phương án 1:

Tăng diện tích truyền tải của móng xuống nền đất bằng cách đổ một khối bê tông toàn khối xuống đáy móng (toàn bộ móng). Khi đó, nên đào từng phần và thi công từng phần phần móng được đào sâu dưới móng cũ là 50 cm. Máy móc phục vụ thi công gồm kích thuỷ lực, hệ thống xà gồ, đà giáo thép tốt.

Sau khi đã đào lộ móng sẽ dùng kích và hệ xà gồ thép giữ ổn định cho móng và đan thép đổ bê tông khi bê tông đủ cường độ mới được phép bỏ kích và thi công tiếp phần móng còn lại.

Khi thi công, thao tác sẽ rất khó, tốn kém về thời gian chờ đợi bê tông đủ cường độ. Kinh phí cũng mất nhiều.

Phương án 2:

Ép cọc và đổ thêm đài cọc ở chân cột biên, làm tăng khả năng chịu lực của móng cột biên. Đập hết tường tầng 1 để có thể máy ép cọc vào móng nhà, sau đó dùng máy ép thủy lực để ép cọc. Cần đào lộ móng nhà và tạo mặt bằng cho ép cọc.

Khi ép cọc sẽ tác động đến móng và dầm móng cũ, có thể gây nứt móng và dầm móng sẽ gây nguy hiểm đến công trình, ảnh hưởng đến móng nhà xung quanh, thi công phức tạp, kinh phí lớn, liên kết phần cũ, phần mới không được tốt nhất, hiệu quả mang lại không được tối ưu.

Phương án 3:

Đào đất dọc trục biên đến cốt đóng móng, sau đó đan thép đổ móng bằng một phía (móng băng chân vịt). Trước khi thi công, cần phải đập bỏ hết tường phía trên của ngôi nhà nhằm giảm tải trọng, tránh nguy hiểm trong thi công và cho công trình. Cần báo cho đơn vị tư vấn tính toán cẩn thận, nếu còn nguy hiểm phải đập bỏ cả sàn trước khi thi công.

Đây là phương án đơn giản hơn hai phương án trên, nhưng khi thi công phải chú ý chất lượng bê tông và biện pháp thi công vì móng cũ và bê tông mới rất khó ăn khớp với nhau. Bê tông đổ móng có thể chất lượng không tốt cũng sẽ gặp nguy hiểm cho ngôi nhà.

Nhà cũ đã xây dựng hơn 10 năm, phần móng cũ đã lún hết, móng mới lại chưa có quá trình lún nên khi có tải trọng mới là sàn, tường và đặc biệt khi thêm tầng cho nhà sẽ dẫn đến móng mới bị lún, gây nứt móng cũ và sẽ gây nguy hiểm cho nhà.

Muốn cho móng cũ ít bị ảnh hưởng, công trình phải được nằm trên nền đất rất tốt (không lún), không ảnh hưởng tới đất nhà khác. Nằm trên cọc bê tông ép dưới đất mà ép cọc sẽ gặp khó khăn như phương án 1 đã nêu. Để tránh xảy ra tình trạng nứt móng cũ thì phải ép cọc xa móng cũ sau đó đổ đài và giằng móng lên giằng móng cũ ở nhịp biên (vì giằng móng cũ không đủ khả năng chịu lực khi chồng thêm tầng).

Lời khuyên cuối cùng, nếu bạn không quá khó khăn về kinh phí và để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như sử dụng lâu dài, chúng tôi khuyên bạn nên xây mới căn nhà.

Chúc bạn cùng gia đình sống an toàn và thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Cách trang trí phòng ngủ cho bạn một giấc ngủ ngon

Tin tức mới

Sửa chữa điện nước

Sửa chữa điện nước

Dịch vụ sửa chữa sự cố của hệ thống điện, hệ thống nước một cách nhanh

Xem chi tiết
Trần thạch cao

Trần thạch cao

Dịch vụ trần thạch cao, thiết kế cho ngôi nhà bạn đẹp hơn, gọn gàng hơn

Xem chi tiết
Dịch vụ sửa nhà

Dịch vụ sửa nhà

Dịch vụ sửa nhà, cải tạo nâng cấp nhà cửa sẽ làm cho ngôi nhà bạn hoàn mỹ

Xem chi tiết
Dịch vụ sơn nước

Dịch vụ sơn nước

Dịch vụ sơn nước, thiết kế, phối màu sắc sẽ giúp cho nhà của bạn lung linh hơn

Xem chi tiết